Phở - Tôi thưởng thức nó bằng cả tâm hồn. 

Có lẽ, là người Việt chẳng ai là không biết đến món "huyền thoại" này. Nó có thể sử dụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày - sáng trưa chiều hoặc tối; vào bất kỳ mùa nào trong năm xuân hạ thu đông mùa nào cũng hợp. Đặc biệt hơn là phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội từ những năm 1954 tới giờ  - nông dân, công nhân, bác sĩ, giáo sư, thợ thuyền, quan chức. Có lẽ cái vị ngon của nước dùng và vị ngọt của xương hầm như "liều thuốc" giữ cân tất cả các thực khách đã thử qua phở. 
Phở của mỗi thương hiệu sẽ có cách chế biến nước dùng khác nhau. Nhưng tất cả các quán phở luôn chất chứa một tình yêu mang phở đi muôn nơi. 
Phở Thìn (hay còn gọi là Phở Thìn Bờ Hồ, Phở Thìn phố cổ) xuất hiện từ những năm đầu sau giải phóng. Thương hiệu quả trải qua nhiều sóng gió với đất nước. Đi với đất nước từ những ngày đầu phát triển tới tận bây giờ. 
Phở Thìn xây dựng thương hiệu gần 70 năm với mong muốn "Mang hương vị của cha ông thời xưa tỏa rộng bốn phương". Với những gì cha ông truyền lại, con cháu một lòng giữ gìn và phát triển thương hiệu hơn thế.  

Có rất nhiều nhà văn, nhà báo có nhiều bài viết hay và xúc động về Phở Thìn 1955. Chắc hẳn phải có tình yêu sâu đậm, cùng Phở Thìn phát triển theo năm thắng thì những dòng văn đầy cảm xúc và nhiệt huyết như vậy. 
"Việc yêu da diết một món ăn nào đó, tôi chưa từng được trải qua, cho đến khi gặp phở Hà Nội". 


Có nhiều thực khách đã nói với tôi rằng: Phở ở đâu cũng có, nhưng phở ngon nhất là khi ăn được ở Hà Nội cổ xưa. Vì cái không khí nhẹ nhàng, sâu lắng của thủ đô, vì sự lịch lãm, thanh tú trong cách phụ vụ của người Hà Nội hoàn toàn chiếm được trái tim của người thưởng thức. 

Hay một thực khách khác đã từng nhận xét Phở Thìn: Khi hương vị của phở chạm vào các giác quan, tôi biết rằng mình đang được giao tiếp với tâm hồn của Hà Nội. Không phải cốm, bún chả, bánh mì hay nộm bò khô làm tôi xúc động, mà là phở. Nó giúp tôi có thể thưởng thức bẳng tất cả giác quan: hương thơm ngào ngọt của nước dùng, sự dẻo thơm đậm vị của bánh phở và thịt bò, sự đẹp mắt của trắng trong của nước dùng, hồng tươi của miếng thịt và xanh mát của những cọng hành trong bát. Chưa dùng ở đó, nếu bạn thưởng thức phở vào mùa lạnh của Hà Nội đôi tay bạn như được sửa ấm bởi sự nóng hổi của tô phở. Tôi chưa thưởng thức món nào bằng tất cả giác ngoài ngoại trừ Phở. 


Hay trong thơ của Nhà thơ Tú Mỡ (1900 – 1976) đã từng viết bài thơ “Phở đức tụng” như thế này. Thử hỏi rằng ta không chú ý, mê say sao nổi.

“Trong các món ăn “quân tử vị”,
Phở là quà đáng quý trên đời.
Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,
Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.

Này bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.
Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,
Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mũi.

Như xúc động tới ruột gan bàn phổi,
Như giục khơi cái đói của con tì.
Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì,
Xới một bát nhiều khi chưa thích miệng.