Phở Hà Nội không chỉ là món ăn hòa quyện tinh túy của ẩm thực của người Tràng An mà còn là đại diện cho cả một nền văn hóa nước ta. Không chỉ được yêu thích bởi những người con Việt Nam, phở Hà Nội còn vang danh và ghi dấu ấn tượng trên bản đồ ẩm thực thế giới. Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến phở. Mà đã nhắc tới phở hẳn sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới phở Hà Nội. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Phở Thìn 1955 tìm hiểu rõ hơn về những câu chuyện thú vị về phở Hà Nội và hành trình phát triển của nó!
1. Hành trình của phở Hà Nội?
Phở Hà Nội bắt đầu xuất hiện từ năm 1930 nhưng phải đến giai đoạn 1939 - 1942 mới là thời đại hoàng kim của món ăn này.
Hành trình phát triển của phở Hà Nội
Việc nấu được những bát phở Hà Nội ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là nồi nước dùng. Nước dùng cho phở Hà Nội thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (có thể thay bằng xương lợn) kèm nhiều loại gia vị như quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho phở Hà Nội là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn). Còn về bánh phở, theo truyền thống thì loại sợi này được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi.
Từ giữa những năm 1960 đến những năm 1990, vì vấn đề quản lý hành chính bao cấp về lương thực nên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc bắt đầu xuất hiện "phở không người lái" (phở không thịt). Cũng từ thời kỳ này, người ta có thói quen cho thêm nhiều mì chính vào nước dùng tại các quán hàng của Hà Nội. Từ thập niên 90, phở Hà Nội đã bắt đầu phong phú hơn và người Hà Nội cũng dùng phở với những miếng quẩy nhỏ. Thực chất, quẩy đã được ăn cùng phở từ thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 80. Nhưng giai đoạn này còn nhiều khó khăn nên quẩy bị mất đi và cho đến khoảng 1995 thì món ăn kèm này mới quay trở lại.
Ngoài hàng quán cố định, phở Hà Nội còn có "phở gánh" - một hình thức bán phở dạo. Ở đó, người bán phở sẽ sử dụng đôi quang gánh của họ, một bên là thùng hàng có các nguyên liệu để chế biến món phở và bát đũa, một bên là nồi nước dùng được đặt trên bếp than. Các hàng phở gánh không chuẩn bị hai bát một lúc, khi khách gọi mới bắt đầu bốc bánh, thái thịt, không giống như bây giờ, thịt luôn được thái sẵn chờ để phục vụ thực khách.
Trước năm 1980, những gánh phở Hà Nội như vậy đã đi khắp các hang cùng ngõ hẻm của thủ đô với những tiếng rao quen thuộc.
Đọc thêm bài viết: Phở Việt Nam - món ăn sáng "nhất định phải thử" trên thế giới
2. Phở Hà Nội đã khác so với Phở Hà Nội trước đây như thế nào?
Phở Hà Nội nay vẫn giữ được hương vị thơm ngon nhưng ít nhiều cũng đã có sự thay đổi, từ cách nấu đến cách phục vụ bởi nhiều biến động xã hội. Theo đó, sự biến động của xã hội qua từng giai đoạn đã tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp tới bát phở Hà Nội truyền thống.
Sự biến đổi của phở Hà Nội về mặt thời gian
Điểm dễ thấy nhất về sự mai một của phở Hà Nội xưa là những thay đổi của chiếc bát chiết yêu dân dã. Cụ thể, loại bát này có miệng loe, đáy thắt, tiết diện bề mặt giảm dần giúp nước phở ăn tới thìa cuối vẫn còn nóng. Sức chứa của bát nhỏ, không nhiều như các loại bát phở hiện nay bởi người Hà Nội xưa chỉ xem phở như thức quà để ăn lót dạ.
Trước đây, bánh phở Hà Nội là loại to bản, cỡ gần bằng ngón tay út đàn ông. Bánh bản to sẽ hút được nhiều nước phở hơn nên chỉ cần nếm sợi bánh cũng đã cảm nhận rõ vị ngọt từ nước dùng. Khi ăn, người ta gắp bánh phở kèm miếng thịt thái mỏng thêm chút nước dùng đậm đà.
Đặc biệt, phở Hà Nội ngon phải là phở khi ăn nóng. Do đó, nhiệt độ của điều hòa cũng đã làm bát phở ngày nay giảm đi độ ngon vốn có. Cùng với đó, những gánh phở rong - tinh hoa của phở Hà Nội truyền thống cũng đã biến mất.
Mặt khác, những người yêu phở Hà Nội xưa cũng không quá chú trọng tới hình thức và cách bày biện của quán mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của tô phở. Vì vậy, những quán xưa cũ như Thìn Bờ Hồ dù không quá hào nhoáng nhưng vẫn đặc biệt hút khách tới ăn.
Chất lượng tô phở luôn được người yêu phở Hà Nội đặt lên hàng đầu
Một trong những yếu tố khiến phở Hà Nội truyền thống không còn được như cũ là do người nấu đã sử dụng mì chính và đường được dùng để tạo vị ngọt. Đây là thay đổi đặc trưng của phở trong thời bao cấp khi kinh tế khó khăn, lúc này người dân phải thắt lưng buộc bụng nên không có sẵn những xương và thịt để tạo độ ngọt tự nhiên cho nước.
3. Các quán phở Hà Nội bạn nên ghé thăm
Để giúp các thực khách sẽ không bị choáng ngợp trước một mê cung danh sách dài những quán phở khi đến với thủ đô, Phở Thìn 1955 sẽ gợi ý cho bạn 3 quán phở Hà Nội đáng trải nghiệm!
3.1. Ba cơ sở của Phở Thìn Bờ Hồ
Phở Thìn Bờ Hồ là thương hiệu phở Hà Nội đã trải qua lịch sử gần 70 năm. Đây cũng là 1 trong những thương hiệu vinh dự được phục vụ tại trung tâm báo chí quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào năm 2019 do sở văn hóa và thể thao Hà Nội lựa chọn. Ngoài ra, Phở Thìn Bờ Hồ còn nằm trong Top 10 thương hiệu phở được yêu thích nhất năm 2019. Không dừng lại ở đó, thương hiệu phở gia truyền này còn được nhận bằng khen do chính Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khen thưởng.
Phở Thìn Bờ Hồ - 1 Hàng Tre - nơi lưu giữ hương vị truyền thống của phở Hà Nội
Đến với Phở Thìn Bờ Hồ, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức những tô phở nóng hổi hấp dẫn chuẩn hương vị phở Hà Nội xưa. Với thực đơn đa dạng các loại phở bò như phở tái chín, phở tái nạm gầu cùng ước dùng đặc trưng thơm nức mùi gừng ta tươi chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm bạn không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Hà Thành.
Hiện nay, Phở Thìn Bờ Hồ chỉ có duy nhất 3 cơ sở kinh doanh hợp pháp:
- Cơ sở 1: 61 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
- Cơ sở 2: 1 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
- Cơ sở 3: 1 Lê Văn Hưu, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3.2. Phở gia truyền Minh Minh
Có vị trí tại đường Nguyễn Chí Thanh, phở gia truyền Minh Minh rất thuận lợi cho thực khách ghé thăm. Không gian của quán rộng rãi, sạch sẽ, thoáng đãng cùng chất lượng bát phở không thể bàn cãi.
Giữ đúng đặc trưng của phở Hà Nội truyền thống, bánh phở của quán là loại sợi tơ mà khô ráp, không mang lại cảm giác mịn như bình thường. Đặc biệt, quán có rất nhiều loại phở sáng tạo như phở đuôi bò, phở bò mỹ... Ngon nhất là phở bò mỹ, bánh phở mềm, thịt bò nhiều kết hợp cùng với bánh phở đặc trưng, kết hợp với công thức phở gia truyền sẽ không làm thực khách thất vọng khi ghé thăm.
3.3. Phở Ngọc Vượng 169 Phố Đội Cấn
Lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm phở lâu đời, chủ quán Vũ Ngọc Vượng đã thừa hưởng những tinh hoa trong nghề làm phở mà cha ông để lại. Từ đó, anh đã cho ra đời thương hiệu phở Ngọc Vượng thành công ngày hôm nay.
Đến với phở Ngọc Vượng, thực khách có thể thưởng thức các món phở bò đậm vị truyền thống như: Phở chín, phở tái, phở xào, phở đặc biệt… Đặc biệt, phở bò ở đây có ưu điểm là thịt mềm, ngọt, bánh phở dai, bát phở đầy ắp cả thịt và bánh phở ăn rất no. Bên cạnh đó, nước phở trong ngọt thanh vị xương hầm cũng làm nên sự thành công cho những tô phở mang thương hiệu Ngọc Vượng. Ngoài ra, quán còn có không gian khá rộng rãi nên thực khách sẽ không phải lo tình trạng hết hết chỗ ngồi hay băn khoăn về việc tận hưởng phở trong một không gian chật hẹp.
Thông qua bài viết, Phở Thìn 1955 đã mang tới cho bạn đọc những thông tin và góc nhìn đa chiều về phở Hà Nội cũng như hành trình phát triển và biến đổi của món ăn được coi là “quốc hồn quốc túy” của dân tộc ta. Có thể thấy, quá trình thay đổi của phở Hà Nội là một quy luật tất yếu. Bởi khẩu bị cũng như thói quen sử dụng thực phẩm của con người ngày càng đa dạng hơn. Vì thế, chúng ta không nên bàn cãi xem phở Hà Nội xưa hay phở Hà Nội nay là ngon hơn bởi cảm nhận và định nghĩa cái ngon còn phụ thuộc vào khẩu vị và nhu cầu của từng người. Hy vọng với những gợi ý của Phở Thìn 1955, bạn sẽ lựa chọn được có nơi dùng phở vừa ý trên hành trình khám phá hương vị phở Hà Nội khi đặt chân tới thủ đô.
Thông tin liên hệ:
Phở Thìn Bờ Hồ - Số 1 Hàng Tre
Wesbite: https://phothin1955.vn
Fanpage: Phở Thìn - Số 1 Hàng Tre
Tripadvisor: Phở Thìn Bờ Hồ