Ẩm thực Việt Nam được xếp hạng thứ 20 trong tổng số 95 nền ẩm thực thế giới trên trang Taste Atlas. Có thể nói, Việt Nam ta có nền ẩm thực mang những hương vị độc đáo và đặc sắc không thua kém quốc gia nào. Hãy cùng Phở Thìn 1955 tìm hiểu sâu hơn về sự đặc biệt của nền ẩm thực này trong bài viết dưới đây!
1. Hiểu thế nào về ẩm thực Việt Nam?
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của người Việt trên toàn đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền hay các dân tộc thì ẩm thực Việt vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Sự phong phú của nền ẩm thực Việt Nam
2. Các đặc điểm của ẩm thực Việt Nam
Tuy nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với: miền Bắc và Bắc Trung Bộ mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 4 mùa: Xuân Hạ Thu và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ lại mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Điều này góp phần không nhỏ cho sự đa dạng của nền ẩm thực Việt Nam ta, bởi mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam gắn liền với một nền văn hóa ẩm thực vô cùng tinh tế. Người miền Bắc chọn riêng cho vùng miền của mình một hương vị nhẹ nhàng giữ lại tối đa hương vị đặc trưng của nguyên liệu. Tuy chế biến không quá nhiều hương liệu nhưng lại rất xem trọng hình thức của món ăn. Cách bày trí món ăn của người Bắc cũng đủ khiến người ta thấy ngon mắt.
Mâm cỗ của miền Bắc là bức tranh rõ nhất về nền ẩm thực nơi này
Nét đặc trưng nhất phải kể đến trong văn hóa ẩm thực miền Bắc chính là sự hài hòa từ cảm quan đến hương vị món ăn rất vừa phải. Vị không không quá chua, cũng không quá cay, hay quá mặn, quá nồng. Ẩm thực miền Bắc đề cao sự thanh tao, có thể đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những hương vị vô cùng tinh túy của các nguyên liệu.
Đọc thêm bài viết: Khám phá nét độc đáo hương vị phở truyền thống
Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung
Miền Trung nước ta mang đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới. Vì thế, thời tiết khắc nghiệt đã hình thành nên những nét đặc biệt trong tính cách cũng như đời sống văn hóa của con người nơi đây. Cùng với đời sống văn hóa đa dạng địa phương, ẩm thực của người dân miền Trung vì vậy cũng mang hương vị rất độc đáo và riêng biệt.
Ẩm thực của người dân miền Trung mang hương vị rất độc đáo và riêng biệt.
Văn hóa ẩm thực người miền Trung cũng rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh lối ẩm thực mang tính cầu kỳ Cung đình có phần nặng về lễ nghi thì lại có lối ẩm thực cũng rất bình dân, dung dị và đơn giản. Có ẩm thực sang trọng ảnh hưởng từ chế độ cũ nhưng cũng có nét ẩm thực đường phố, không hề kém giá trị hay kém hấp dẫn.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam ở miền Trung chính là một tổng thể vô cùng hài hòa và tinh tế. Các món ăn ở đây thường có vị cay và mặn. Gia vị món ăn phải đậm đà, sự đậm đà của hương vị làm nên cái ngon của ẩm thực miền Trung.
Đặc trưng văn hóa ẩm thực người miền Nam
Nói đến vùng đất Nam Bộ ta nghĩ ngay đến sự trù phú. Bởi lẽ, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người nơi đây rất nhiều những đặc sản tự nhiên. Chính vì vậy, ẩm thực của người dân Nam Bộ cũng gắn liền với các nguyên liệu đến từ thiên nhiên một cách vô cùng thuần túy.
Nền ẩm thực của miền Nam có xu hướng thiên về vị ngọt
Khác với cách chế biến món ăn miền Bắc, hay vị cay nồng của các món ăn miền Trung, người dân Nam Bộ ưa ăn ngọt và thích vị ngọt. Ẩm thực Nam bộ gắn liền với rất nhiều những món chè ngon nổi tiếng. Văn hóa ẩm thực của người miền Nam rất đơn giản và không cầu kỳ. Các món ăn rất đa dạng mang đậm vị. Đặc trưng ẩm thực nơi đây chính là lấy gia vị để tôn lên hương vị của nguyên liệu chính.
3. Ẩm thực Việt Nam trong văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nhiều nét thể hiện lên phẩm giá con người, trình độ văn hóa dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Ẩm thực Việt Nam không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần
Trong văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn. Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành nền văn hoá của đất nước. Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn.
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị làm tăng sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm, sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất Việt.
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng của từng người, của từng gia đình, của từng cộng đồng dân cư và của cả xã hội.
Qua bài viết này của Phở Thìn 1955, bạn đã có thêm những thông tin thú vị về ẩm thực Việt Nam - nền ẩm thực vô cùng đa dạng và đặc sắc. Cụ thể, chúng tôi đã đem đến cho bạn những kiến thức về định nghĩa, đặc trưng của ẩm thực Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa ẩm thực và văn hóa tinh thần của người Việt. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn về chủ đề ẩm thực Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Phở Thìn Bờ Hồ - Số 1 Hàng Tre
Wesbite: https://phothin1955.vn
Fanpage: Phở Thìn - Số 1 Hàng Tre
Tripadvisor: Phở Thìn Bờ Hồ