NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ MÓN PHỞ VIỆT NAM
Phở là món ăn phở biến của người Việt Nam được liệt vào hàng món ăn phổ thông nhất trong bản đồ ẩm thực đất nước. Phở không chỉ là món ăn mà còn đại diện cho nền văn hoá ẩm thực dân tộc và đây cũng là món ăn nổi tiếng với du khách quốc tế, được nhiều idol quốc tế ưa thích. Vậy phở Việt Nam có gì hấp dẫn vậy. Cùng Phở Thìn 1955 tìm hiểu nhé.
Phở là món gì?
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. ( ở Việt Nam còn hay dùng từ Phở theo nghĩa bóng để chỉ việc ngoại tình nhé)
Các thành phần chính trong tô phở
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò cắt lát mỏng. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà, phở heo, phở tôm... Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, thịt vịt xiêm (ngan), nhưng không mấy thành công.
- "Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.
- Nước dùng (nước lèo) nói chung được làm bằng việc hầm (người Bắc gọi là ninh) xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà, khô mực và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hành khô, tôm nõn, tôm he, địa sâm khô, đuôi bò, hạt ngò gai (mùi),...Công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật.
- Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở.
Cách ăn Phở ngon đúng điệu
Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở. Tại Hà Nội đang thịnh hành ăn phở với quẩy (người miền Nam gọi là giò cháo quẩy) trong khi người Sài Gòn chỉ ăn quẩy với cháo.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc.
Xem thêm: Phở bò ăn với chanh hay giấm tỏi là chuẩn vị
Nguồn gốc của món Phở Việt Nam
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.. Du vậy, có một quy luật chung là tên của các tiệm phở gia truyền bao giờ cũng chỉ có một từ, thường là tên của người chủ, như: phở Hòa, phở Quyền…
Sự xuất ngoại của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam khác cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc… Riêng tại Mỹ, thống kê không chính thức năm 2005 cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam trên toàn nước Mỹ lên tới khoảng 500 triệu USD một năm. Cho đến nay, ra đời tại Việt Nam, phở đã trở nên một món ăn nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới.
Một số quán phở Việt Nam nổi tiếng
Món ăn Hà Nội có nhiều, nhưng nhắc đến đầu tiên phải là phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai, nước trong, bánh phở mỏng và mềm.
Phở Thìn Bờ Hồ
Là một trong những thương hiệu phở lâu đời nhất Hà Nội. Phở Thìn Bờ Hồ mang lại cho thực khách hương vị phở đúng chuẩn truyền thống vị Bắc. Quán hiện nay đã có 3 cơ sở được bảo hỗ nhãn hiệu và phục vụ các món ăn Phở chỉ có ở Phở Thìn Bờ Hồ mới có. Sự hài hoà của nước dùng theo công thức gia truyền, thịt bò tươi và bánh phở đã tạo nên ý vị riêng của Phở Thìn Bờ Hồ mà không món ăn nào có được
Cơ sở 1: 61 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Cơ sở 2: 1 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Cơ sở 3: 1 Lê Văn Hưu, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phở vuông
Phở vuông - Cái tên nghe sẽ gây sự tò mò cho ai mới nghe những lần đầu tiên. Vuông là ẩn dụ ý hoàn hảo của 4 yếu tố quan trọng trong từng tô phở: hương vị, dịch vụ, sạch sẽ và giá cả. Phở vuông phục vụ thực khách với hơn 20 món phở hấp dẫn chả truyền thống pha lẫn hiện đại.
Địa chỉ: 44 Ngô Thì Nhậm - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội
Phở Nhớ
Cái tên Nhớ bắt nguồn từ một người Việt Kiều yêu món phở Hà Nội đã đến thưởng thức và đặt tên cho quán. Sợi bánh dẻo, miếng thịt mềm ngọt, hương thơm nhè nhẹ kèm chút hãng của cọng hành sắt mỏng, vị cay cay của lát ớt tươi, mùi thơm dìu dìu của miếng thịt bò tươi đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị ẩm thực truyền thống.
Địa chỉ: Phở Nhớ - 27A, Huỳnh Thúc Kháng
Phở Gia truyền - Bát Đàn
Quán phở gia truyền 49 Bát Đàn có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Gần nửa thế kỷ tồn tại quán vẫn như xưa, gần như không thay đổi. Vào thời kỳ đó, ăn phở xếp hàng là hình ảnh quen thuộc của Hà Nội. Nó đã trở thành kỷ niệm, ăn sâu vào ký ức của nhiều thế hệ. Quán bán phở Hà Nội chính hiệu không ăn kèm giá, rau thơm, rau quế, ngò gai... như ở Sài Gòn. Gia vị có thể thêm vào là ớt tương cay nồng và chanh. Nhà phở nêm nếm vừa miệng nên khách không cần thêm nước mắm. Sợi phở mỏng, thịt mềm và thơm, nhưng đặc biệt là gân được nấu rất mềm ngậm vào cứ tan ra trong miệng.
Địa chỉ: số 49 phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thông tin liên hệ:
Phở Thìn Bờ Hồ - Số 1 Hàng Tre
Wesbite: https://phothin1955.vn
Fanpage: Phở Thìn - Số 1 Hàng Tre
Tripadvisor: Phở Thìn Bờ Hồ