Những góc nhìn xoay quanh thực phẩm ăn liền tại Việt Nam

Thực phẩm ăn liền ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Chỉ mất vài phút, bạn có thể nhanh chóng được thưởng thức hương vị của bát phở nóng hổi ngay tại nhà mà không cần cả ngày ninh nước dùng hoặc đi chợ sớm để chọn những nguyên liệu tươi ngon. Chính tự tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng hương vị cùng chất lượng ngày một cải thiện đã khiến cho những sản phẩm ăn liền trở thành lựa chọn của mọi người. Trong bài viết dưới đây, Phở Thìn 1955 sẽ cùng bạn khám phá thêm những thông tin và khía cạnh khác nhau của thực phẩm ăn liền - loại sản phẩm đang được người tiêu dùng Việt ủng hộ. 

1. Thị trường thực phẩm ăn liền 

Thực phẩm ăn liền hiện được phân chia thành hai nhóm chính đó là gốc mì (mì đóng gói) và gốc gạo (miến, phở, cháo đóng gói…). Theo đó, thực phẩm ăn liền không còn bó buộc trong phạm vi “mì gói” mà có đến hàng trăm loại sản phẩm mới ra đời trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng thức thời nhu cầu của người tiêu dùng. Từ gói giấy đơn giản cho đến gói nhựa tiện dụng hay thậm chí là ly, cốc, tô, đĩa với đầy đủ muỗng nĩa, phục vụ nhu cầu ăn uống một lần tại chỗ.

Có thể thấy, thế giới đón nhận thực phẩm ăn liền như một xu thế tất yếu của cuộc sống thời công nghiệp mà nếu thiếu nó, mọi “chuẩn mực” sinh hoạt đều có thể bị đảo lộn. Không một quốc gia phát triển nào từ chối thực phẩm ăn liền. 

Thực phẩm ăn liền đang ngày càng được ưa chuộng 

Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm ăn liền cũng vô cùng sôi động. Việc nước ta gia nhập WTO đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng hợp tác quốc tế, nhiều quy trình chuyển giao công nghệ được triển khai, được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt. Hiện nay, có gần 50 doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào lĩnh vực này, tổng sản lượng hiện đạt xấp xỉ 6 tỉ gói/năm. 

Nếu như trước đây, người Việt chỉ biết tới mì gói khi nhắc đến thực phẩm ăn liền thì hiện tại, sau khi chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm khác nhau với bao bì đa dạng và chất lượng thì người tiêu dùng trong nước đã có sự nhận thức rõ hơn về loại thực phẩm này. 

Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã đi đến tổng kết: Thực phẩm ăn liền đang dần “tiệm cận” hơn với thức ăn nấu tại nhà, thơm ngon và bắt mắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đơn cử như với cháo ăn liền, trước đây, cháo ăn liền khi ăn thường có cảm giác bị bột (hồ quánh), gần đây đã xuất hiện nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu “tươi” là 100% hạt gạo tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến khiến hương vị cháo ngon như cháo được nấu tại nhà.

Có thể nói, thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong cuộc chạy đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản xuất mà tâm điểm là cho ra đời các sản phẩm mới - tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng tiêu dùng của tương lai. 

2. Tại sao nhóm hàng thực phẩm ăn liền lại chiếm thị phần lớn?

Cuộc sống hiện đại với guồng quay hối hả chính là nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến tình trạng trên. Các loại thực phẩm ăn liền, đóng gói đều có thể sử dụng được ngay hoặc chỉ cần chế biến sơ qua, đơn giản… nên tiết kiệm tối đa thời gian cho người tiêu dùng. Khi người ta càng bận rộn, nhu cầu về các loại thực phẩm đem lại sự tiện lợi này lại càng tăng cao.

Bên cạnh đó, chi phí dành cho thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn nhiều khi còn rẻ hơn so với thực phẩm tươi. Đơn cử, một bát phở ở ngoài sẽ có giá dao động từ 30-50.000đ, nhưng một gói phở ăn liền lại chỉ có giá khoảng 7-10.000đ.

Chi phí rẻ hơn so với thực phẩm tươi là lý do khiến thực phẩm ăn liền được nhiều người lựa chọn 

Ngoài ra, chất lượng của các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn cũng đang ngày càng được cải thiện. Để phục vụ người tiêu dùng, các công ty thực phẩm – đồ uống đã thay đổi quy cách và trọng lượng hàng hóa, đóng gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân và dễ dàng mang theo. 

Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng, đó là nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc phổ biến, quảng cáo hương vị, món ăn quê hương. Theo đó, sản xuất thực phẩm ăn liền đã trở thành cách để mang hương vị quê hương đến với bạn bè quốc tế cũng như những người xa quê.

Cùng với đó, người Việt Nam có tính tò mò, rất thích trải nghiệm cái mới, nếm thử hương vị mới. Vậy nên khi có sản phẩm mới ra mắt, người dân thường có tâm lý “ăn thử cho biết”. Từ đó, nếu cảm thấy phù hợp, ngon miệng, họ sẽ gắn bó với sản phẩm một thời gian dài.

Đọc thêm bài viết: Lượng calo trong 1 gói phở ăn liền là bao nhiêu?

3. Thực phẩm ăn liền trong bữa ăn của người Việt 

Từ khi xuất hiện đến nay, thực phẩm ăn liền đã cho thấy sự cần thiết của nó. Những ưu điểm dễ thấy nhất của thực phẩm ăn liền với cuộc sống bận rộn chính là việc tiết kiệm từ thời gian, chi phí cũng như công sức để chế biến món ăn mỗi ngày. Thay vì mất nhiều tiếng đồng hồ để chuẩn bị và nấu nướng, thì chỉ cần một loại thực phẩm ăn liền như phở, mì hay bún kết hợp với trứng, rau củ, thịt tùy theo sở thích, người tiêu dùng đã có ngay bữa ăn hoàn chỉnh, tiếp thêm năng lượng cho ngày làm việc. Bên cạnh đó, thực phẩm ăn liền phong phú cả về thể loại lẫn mùi vị, giúp cho việc dùng bữa cũng trở nên mới mẻ, thú vị hơn.

Khác với thời kỳ thực phẩm công nghiệp mới nở rộ hay xâm nhập thị trường Việt, người tiêu dùng Việt ngày càng có cái nhìn khắt khe hơn với thực phẩm ăn liền. Dù nhu cầu tiêu thụ không giảm nhưng sự an toàn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể của thực phẩm ăn liền ngày càng được coi trọng, trở thành tiêu chí quan trọng để các nhà sản xuất ghi điểm và làm hài lòng người tiêu dùng.

Không chỉ là sản phẩm công nghiệp, nhà sản xuất còn mang đến cho người dùng một bữa ăn thơm ngon thực sự. Do đó hương vị trong thực phẩm ăn liền hiện nay thường khá gần gũi với các món ăn đặc trưng của các miền đất nước hay hương vị ẩm thực đặc trưng của các nước phương Đông, phương Tây. Người dùng không cần phải đi xa để thưởng thức mà có thể mượn thực phẩm ăn liền để đem tất cả những hương vị đó về căn bếp của chính mình. Dễ thấy nhất là ở các thực phẩm ăn liền như hủ tiếu Nam Vang, phở bò, bún mắm hay mì ăn liền mang vị lẩu thái, kim chi...

Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Phở ăn liền với thành phần chính là bột gạo được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như các loại thực phẩm cơ bản khác là cơm, bún, mì, bánh mì, khoai, sắn... Một gói phở ăn liền 75 gram cung cấp trung bình 350 kcal năng lượng. Vì vậy, theo các chuyên gia, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, cần kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Khi chế biến thực phẩm ăn liền cần kết hợp với một số loại thực phẩm khác để đảm bảo giá trị dinh dưỡng 

Mỗi nhóm thực phẩm có vai trò cung cấp các loại chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày. Cần phải kết hợp nhiều nhóm khác nhau vì trên thực tế, không có loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Một bữa ăn không thể chỉ có cơm trắng mà cần thêm món thịt, dĩa rau. Với phở ăn liền cũng như vậy, cần kết hợp hài hòa với những thực phẩm giàu đạm như thêm vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ... Từ đó giúp bữa ăn cân đối đạm động vật và thực vật. Kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt... để bổ sung đủ lượng chất xơ.

Trường hợp trong bếp không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn phong phú, bạn có thể sử dụng phở ăn liền đơn thuần, sau bữa ăn nên bổ sung thêm ít trái cây tráng miệng hoặc đa dạng các loại thực phẩm trong những bữa ăn kế tiếp để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề thực phẩm ăn liền đã được tổng hợp và chia sẻ bởi Phở Thìn 1955. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thị trường thực phẩm ăn liền của nước ta. Đồng thời nắm rõ về thói quen sử dụng thực phẩm ăn liền vào bữa sáng của người tiêu dùng trong nước. 

Thông tin liên hệ:

Phở Thìn Bờ Hồ - Số 1 Hàng Tre

Wesbite: https://phothin1955.vn

Fanpage: Phở Thìn - Số 1 Hàng Tre

Tripadvisor: Phở Thìn Bờ Hồ